Lập trình hay lập trình máy tính (Computer programming) là việc viết ra chương trình để thực thi nhiệm vụ xử lý thông tin. Nó gồm các lệnh (chỉ thị) hợp lý để thực hiện công việc trên máy tính cá nhân (PC hoặc Laptop), hệ thống xử lý thông tin, máy điện toán lớn… cho đến các chip điều khiển thiết bị các loại như: thang máy, máy giặt, lò vi song, máy đo đạc phân tích, vũ khí có điều khiển…
Mã máy
Mã máy (ngôn ngữ máy) có dạng dãy các số
nhị phân, thường được ghép nhóm thành byte 8 bit cho các hệ xử lý 8/16/32/64 bit.
Bộ mã máy ngày nay người ta dùng ngôn ngữ lập trình để viết ra chương trình ở dạng văn bản và dùng
trình biên dịch để chuyển sang mã máy.
Hợp ngữ
Hợp ngữ (assembly languages) ra đời, là "ngôn ngữ lập trình thế hệ 2" (2GL, second-generation programming languages). Lập trình thuận lợi hơn, khi dịch có thể liên kết với thư viện chương trình con ở cả dạng macro (đoạn chưa dịch) và lẫn mã đã dịch.
Hợp ngữ là ngôn ngữ bậc thấp (low-level programming languages) để tinh chỉnh ngôn ngữ bậc cao thực hiện truy nhập trực tiếp phần cứng (
lập trình hệ thống) các vi điều khiển trong bảng/khối điều khiển thiết bị điện tử.
Ngôn ngữ bậc cao
Ngôn ngữ bậc cao (high-level programming languages) hay "ngôn ngữ lập trình thế hệ 3" (3GL, third-generation programming languages) ra đời vào những năm 1950.
Người lập trình ứng dụng có thể làm việc trong hệ điều hành mà không phải quan tâm đến phần cứng cụ thể. Các ngôn ngữ được phát triển liên tục với các dạng và biến thể mới.
Ngôn ngữ được dùng phổ biến: ActionScript, C, C++, C#, Haskell, Java, JavaScript, Objective-C, Perl, PHP, Python, Ruby, Smalltalk, SQL, Visual Basic...