Ngôn ngữ lập trình cho người mới bắt đầu?

Chủ nhật - 06/09/2020 23:53
Lập trình gồm các lệnh thực hiện công việc trên máy tính PC/ Laptop, chip điều khiển thiết bị như: thang máy, máy giặt, lò vi song, máy đo đạc phân tích, vũ khí có điều khiển…
Ngôn ngữ lập trình cho người mới bắt đầu
Ngôn ngữ lập trình cho người mới bắt đầu

1. Lập trình là gì?

Lập trình hay lập trình máy tính (Computer programming) là việc sử dụng ngôn ngữ lập trình viết ra chương trình để thực thi nhiệm vụ xử lý thông tin. 
 
Lập trình gồm các lệnh thực hiện công việc trên máy tính PC/ Laptop, chip điều khiển thiết bị như: thang máy, máy giặt, lò vi song, máy đo đạc phân tích, vũ khí có điều khiển…
 

Ngon ngu lap trinh cho nguoi moi bat dau
 

2. Ngôn ngữ lập trình là gì?

Ngôn ngữ lập trình là một tập con của ngôn ngữ máy tính, được thiết kế và chuẩn hóa để truyền các chỉ thị cho các máy có bộ xử lý (CPU), nói riêng là máy tính.
 
Nó được dùng để lập trình máy tính, tạo ra các chương trình nhằm mục đích điều khiển máy tính hoặc mô tả các thuật toán để người khác đọc hiểu.


2.1. Ngôn ngữ máy (mã máy)


Mã máy (ngôn ngữ máy) có dạng dãy các số nhị phân, thường được ghép nhóm thành byte 8 bit cho các hệ xử lý 8/16/32/64 bit.

Bộ mã máy ngày nay người ta dùng ngôn ngữ lập trình để viết ra chương trình ở dạng văn bản và dùng trình biên dịch để chuyển sang mã máy.


2.2. Ngôn ngư bậc thấp (hợp ngữ)

 
Ngôn ngữ bậc thấp (low-level programming languages) là "ngôn ngữ lập trình thế hệ 2" (2GL, second-generation programming languages) hay còn gọi là hợp ngữ (assembly languages) dùng để tinh chỉnh ngôn ngữ bậc cao thực hiện truy nhập trực tiếp phần cứng (lập trình hệ thống) các vi điều khiển trong bảng/khối điều khiển thiết bị điện tử.

Khi dịch có thể liên kết với thư viện chương trình con ở cả dạng macro (đoạn chưa dịch) và lẫn mã đã dịch.


2.3. Ngôn ngữ bậc cao


Ngôn ngữ bậc cao (high-level programming languages) hay "ngôn ngữ lập trình thế hệ 3" (3GL, third-generation programming languages) ra đời vào những năm 1950.

Người lập trình ứng dụng có thể làm việc trong hệ điều hành mà không phải quan tâm đến phần cứng cụ thể. Các ngôn ngữ được phát triển liên tục với các dạng và biến thể mới.

Ngôn ngữ được dùng phổ biến: ActionScript, C, C++, C#, Haskell, Java, JavaScript, Objective-C, Perl, PHP, Python, Ruby, Smalltalk, SQL, Visual Basic...

 

3. Ngôn ngữ lập trình cho người mới bắt đầu?

3.1. Nên lựa chọn ngôn ngữ lập trình C++


C++ là ngôn ngữ lập trình đa năng được tạo ra bởi Bjarne Stroustrup như một phần mở rộng của ngôn ngữ lập trình C.

C++ được thiết kế hướng tới lập trình hệ thống máy tính và phần mềm nhúng trên các mạch vi xử lý với ưu điểm vượt trội về hiệu suất, hiệu quả và tính linh hoạt cao.

C ++ có thể dùng lập trình tổng quát, lập trình hướng đối tượng, lập trình thủ tục, ngôn ngữ đa mẫu hình tự do có kiểu tĩnh, dữ liệu trừu tượng, và lập trình đa hình.
 

3.2. Tại sao lại chọn ngôn ngữ C++ ? 


Từ 1990, C++ đã trở thành một trong những ngôn ngữ ưa thích và phổ biến của lập trình viên cho đến nay.

Nhiều ngôn ngữ lập trình khác được phát triển dựa trên nền tảng C++ như: C#, D, Java…


4. Công cụ/ môi trường phát triển

 

4.1. Công cụ tiêu biểu


Trình soạn thảo (Editor)

Trình biên dịch (Compiler)

Trình liên kết (Linker)

Trình nạp (Loader)

Trình gỡ rối (Debugger)

Trình quản lý dự án (Project Manager)
 

4.2. IDE – Integrated Development Environment


C free sử dụng để lập trình: C/C++

Visual Studio sử dụng để lập trình: C#


5. Quy trình phát triển phần mềm

Quy trinh phat trien phan mem

5.1. Chu trình phát triển phần mềm cổ điển

Chu trinh phat trien phan mem co dien

5.2. Chu trình phát triển phần mềm hiện đại

Chu trinh phat trien phan mem hien dai

5.3. Các bước phát triển chương trình


Cac buoc phat trien chuong trinh

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây