Từ xưa tới nay người ta có câu “văn ôn, võ luyện” để ám chỉ muốn làm việc gì đó thành thạo thì cần phải có sự thực hành và luyện tập. Thực hành thường xuyên và liên tục là điều duy nhất để thành master trong mọi lĩnh vực.
Một lý do khác, học nhồi nhét không thể giúp bạn ghi nhớ được kiến thức lâu dài là bởi vì ký ức thường bị mờ nhạt theo thời gian. Điều này không phải lúc nào cũng đúng – tôi chắc là tất cả chúng ta đều có một vài kỷ niệm tuổi thơ còn nhớ mãi – nhưng nó có vẻ là trường hợp tổng quát cho những kỷ niệm mà không gắn với cảm xúc nào đó.
Có một số cuộc tranh luận về việc liệu trí nhớ có tự phân rã theo thời gian hoặc đơn giản là bị đẩy ra ngoài và thay thế bằng những ký ức mới theo thời gian thì kết quả là những ký ức cũ có nhiều khả năng sẽ bị biến mất theo thời gian.
Hãy bỏ qua tất cả các hiệu ứng về cảm xúc tâm lý, thông tin quan trọng nhất cần nhớ là: khi nói đến lập trình, sẽ là không đủ nếu bạn học một chủ đề chỉ một lần hoặc hai lần. Bạn phải xem lại nó hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm lần. Mỗi lần xem lại như vậy sẽ làm khắc sâu chủ đề đó vào bộ não của bạn thêm một chút. Điều này khó có thể thực hiện được nếu bạn là một người có thói quen học nhồi nhét, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên vì bạn sẽ bắt đầu lưu giữ được kiến thức lâu hơn thông qua những nỗ lực xem lại nó đều đặn.
Code, code và code chính là cách để code giỏi nhanh nhất. Hãy ra xa những bài giảng và sách vở đi. Mở máy tính lên và code. Sai thì sửa, quên thì xem lại, có lỗi tìm cách khắc phục, đào sâu suy nghĩ, google, đọc lại lý thuyết… Rất nhiều người khi mới bắt đầu gặp vấn đề hơi khó là phải hỏi đầu tiên mà không tự khám phá. Nhưng cách học tốt nhất đó là tự tìm hiểu, tự mày mò. Bởi vì học lập trình là môn học cần tư duy độc lập và tìm tòi sáng tạo. Hỏi nhiều sẽ làm mất đi tính độc lập và sáng tạo của bạn.